Các dự án cộng đồng nổi bật, năm học 2023-2024

Dự án cộng đồng (Community Project) là một trong các hoạt động quan trọng tại Quỹ hỗ trợ tài năng Lương Văn Can (LVCF). Tham gia chương trình sẽ là cơ hội để các bạn sinh viên có thể rèn luyện kỹ năng làm việc nhóm, nâng cao năng lực lập kế hoạch, tổ chức và thực hiện dự án; cũng như có thêm các hiểu biết thực tế về các cộng đồng đang cần hỗ trợ, các vấn đề đang cần giải quyết tại Việt Nam. Thông qua hoạt động của chính các bạn sinh viên, LVCF hy vọng sẽ làm lan tỏa tinh thần trao tặng và đóng góp vào sự phát triển của cộng đồng, của xã hội; ngay cả khi điều kiện bản thân còn nhiều khó khăn.

Chương trình Dự án cộng đồng, năm học 2023-2024 đã nhận được ý tưởng, dự án đăng ký với đa dạng hình thức thể hiện từ chính sinh viên Quỹ. Các ý tưởng và dự án này được Quỹ Lương Văn Can chia thành 2 nhóm hoạt động là:

  • Hoạt động cá nhân/ nhóm sinh viên Quỹ
  • Hoạt động kết hợp với các tổ chức xã hội ở vai trò hỗ trợ

Xuyên suốt chương trình, Quỹ Lương Văn Can luôn đồng hành và hỗ trợ các nhóm khi triển khai ý tưởng cũng như giải quyết các vấn đề mà nhóm gặp phải trong thực tế.

Sau 6 tháng triển khai, đến nay chương trình đã đi đến hồi kết. Các dự án nổi bật trong buổi tổng kết là những dự án đáp ứng được tiêu chí đánh giá mà chương trình đặt ra, bao gồm:

Đối với dự án cá nhân/ nhóm sinh viên Quỹ:

  • Đạt các chỉ tiêu do nhóm/ cá nhân đề ra
  • Có các cải tiến, phương pháp hoạt động để nâng cao hiệu quả một hoạt động tại Quỹ tốt hơn trước
  • Trả lời được 1 câu hỏi/ vấn đề cụ thể của cộng đồng

Đối với các sinh viên hỗ trợ hoạt động tại các tổ chức xã hội:

  • Hoàn thành các yêu cầu mà các cơ sở đặt ra
  • Có phản hồi từ người hướng dẫn/ giám sát trong quá trình tham gia hoạt động tại cơ sở

Cùng Quỹ Lương Văn Can điểm qua các nhóm dự án nổi bật của chương trình Dự án cộng đồng, năm học 2023-2024. Ngoài ra, bạn có thể tìm hiểu cụ thể cách các chương trình được triển khai thông qua Padlet: The wall of Effort – Bức tường nỗ lực của chương trình tại đây.

HOẠT ĐỘNG ENGSHARING – TEAM TIẾNG ANH

SINH VIÊN THỰC HIỆN

1 Nguyễn Thảo Nguyên Đại học Kinh Tế TP.HCM
2 Bùi Thị Huyền Trang Đại học Công Nghiệp TP.HCM
3 Huỳnh Hoàng Bảo Đại học Cần Thơ
4 Nguyễn Thị Kim Lan Đại học Kinh tế TP.Hồ Chí Minh
5 Nguyễn Ngọc Trà My Đại học Tôn Đức Thắng
6 Nguyễn Thị San Đại học Vinh
7 Châu Trọng Phúc Đại học Cần Thơ
8 Bùi Hải Anh Đại học Ngoại Thương Hà Nội

 

TÓM TẮT THÔNG TIN DỰ ÁN

Dự án Team Tiếng Anh là một dự án cộng đồng được thực hiện bởi team Tiếng Anh thuộc CLB sinh viên Lương Văn Can.
Dự án ra đời nhằm mục đích sử dụng tối đa nguồn lực là một team đoàn kết, với khả năng tiếng Anh từ khá đến tốt, có mong muốn được trau dồi, chia sẻ kiến thức tiếng Anh và giao lưu, kết nối với sinh viên ở trong Quỹ.
Dự án bao gồm một chuỗi hoạt động, nhằm giải quyết các nhu cầu được cải thiện các kỹ năng Tiếng Anh của sinh viên trong Qũy, giúp các bạn tự tin hơn khi tham gia vào một sân chơi năng động, được thực hành kiến thức mình đã học.Tạo sân chơi tiếng Anh vừa giải trí vừa học thuật, giải quyết nhu cầu được gặp gỡ, giao lưu, kết nối, học hỏi lẫn nhau trong cộng đồng sinh viên Qũy LVC. Đồng thời, khơi dậy niềm yêu thích và đam mê tiếng Anh cho các bạn sinh viên.

DỰ ÁN MẦM XANH HY VỌNG – NHÓM SINH VIÊN ĐÀ NẴNG

SINH VIÊN THỰC HIỆN:

1 Lê Quang Vinh Đại học Bách khoa – Đại học Đà Nẵng
2 Nguyễn Thị Tố Trinh Đại học Bách khoa – Đại học Đà Nẵng
3 Võ Thị Thanh Ngân Đại học Bách khoa – Đại học Đà Nẵng
4 Lê Tuấn Khải Đại học Công nghệ thông tin và Truyền thông Việt-Hàn – Đại học Đà Nẵng
5 Cái Thị Thu Diễm Đại học Kinh tế – Đại học Đà Nẵng
6 Lê Thị Ái Ni Đại học Kinh tế – Đại học Đà Nẵng
7 Nguyễn Minh Thảo Hiền Đại học Kinh tế – Đại học Đà Nẵng
8 Trần Thị Tường Vi Đại học Kinh tế – Đại học Đà Nẵng
9 Nguyễn Phạm Trà My Đại học Ngoại Ngữ – Đại học Đà Nẵng
10 Trần Nguyễn Tú Trinh Đại học Ngoại Ngữ – Đại học Đà Nẵng
11 Nguyễn Văn Thiết Khoa Y Dược – Đại học Đà Nẵng

 

TÓM TẮT THÔNG TIN DỰ ÁN

Trẻ em tại Trung tâm Nuôi dạy trẻ em khó khăn thành phố Đà Nẵng, đặc biệt là các em trong độ tuổi cấp 1 và cấp 2 (từ 6 đến 15 tuổi), là đối tượng mà dự án hướng đến. Nhu cầu tiếp cận kiến thức về cách tự chăm sóc bản thân, cũng như các kỹ năng quan trọng như tự bảo vệ mình và xử lý tình huống khẩn cấp, là vô cùng cấp thiết đối với các em. Ngoài ra, việc khuyến khích và hỗ trợ phát triển kỹ năng giao tiếp và tương tác xã hội cũng đóng vai trò quan trọng trong việc giúp các em tự tin hơn khi giao tiếp, tạo môi trường giao lưu lành mạnh, và thúc đẩy các em chủ động hòa nhập và tích cực hơn khi tiếp xúc với mọi người. Bên cạnh đó, dự án cũng hướng đến việc cung cấp kiến thức và kỹ năng chăm sóc trẻ cho các cán bộ, người chăm sóc trẻ tại Trung tâm.

Dự án HỖ TRỢ HỌC SINH KHIẾM THỊ – MENTORSHIP FOR PEOPLE WITH VISION IMPAIRMENT (MPVI)

SINH VIÊN THỰC HIỆN:

1 Hoàng Minh Trí Đại học Hòa Bình
2 Lôi Trường Giang Đại học Luật TP.HCM
3 Văn Thị Kim Ngân Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM
4 Nguyễn Văn Tiếng Đại học Khoa học Tự nhiên – ĐHQG TP.HCM
5 Nguyễn Phát Đạt Đại học Khoa học Tự nhiên – ĐHQG TP.HCM
6 Phạm Thị Mai Đại học Nông Lâm TP.HCM
7 Phạm Hồng Trà Đại học Công nghệ thông tin, ĐHQG-HCM
8 Nguyễn Ngọc Như Thảo Đại học Y Dược TP.HCM
9 Lê Hữu Ấn Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM
10 Nguyễn Thị Ngọc Hân Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM
11 Nguyễn Hữu Thịnh Đại học Bách khoa – ĐHQG TP.HCM
12 Dương Đức Mạnh Đại học Xã hội và Nhân văn – ĐHQG TP.HCM
13 Nguyễn Thị Hồng Ngọc Đại học Sư phạm TP.HCM
14 Phạm Nguyễn Thị Hồng Nhung Đại học Tài chính- Marketing TP. HCM
15 Mai Vinh Hiển Đại học Kinh tế TP.HCM

 

TÓM TẮT THÔNG TIN DỰ ÁN

Dự án MPVI được thành lập vào năm 2020 trong Chương trình Dự án cộng đồng năm học 2020-2021 với tên gọi Hỗ trợ Học sinh Khiếm thị. Đến tháng 9 năm 2021 chính thức đổi tên thành Dự án MPVI cho đến nay.
Trung bình mỗi năm Dự án hỗ trợ được khoảng từ 50-80 em học sinh/sinh viên thuộc các đối tượng là người khiếm thị hoặc con/em của người khiếm thị. Mỗi năm, Dự án nhận được từ 500-700 lượt tình nguyện viên đăng ký tham gia hoạt động. Số lượng tình nguyện viên trong Dự án luôn duy trì trong khoảng từ 160-180 người.
Các hoạt động chủ yếu của Dự án xoay quanh việc hỗ trợ nhằm nâng cao chất lượng giáo dục cho người khiếm thị và con/em của người khiếm thị tại Việt Nam. Hoạt động chủ yếu nhất của Dự án hiện nay vẫn là cung cấp người dạy kèm ở các môn Toán, Vật lý, Hóa học, Ngữ văn, Tiếng Anh, Tiếng Hàn, Tiếng Trung, Tin học.
Bên cạnh đó, Dự án còn thành lập Ban Học liệu nhằm giải quyết các khó khăn trong việc tiếp cận tài liệu học tập cho người khiếm thị. Cụ thể là Dự án sẽ giúp người khiếm thị chuyển đổi các loại tài liệu từ sách chữ sáng thành file word để người khiếm thị có thể dễ dàng tiếp cận bằng các phần mềm công nghệ. Ngoài ra, Dự án còn mong muốn sẽ tạo ra các mô hình và dụng cụ học tập giúp người khiếm thị có thể tiếp cận bằng xúc giác.

DỰ ÁN SÁCH VÀ EM

SINH THỰC HIỆN:

1 Nguyễn Thị Hương Lan ĐH Y Dược TP.HCM
2 Nguyễn Thị Thúy Hằng ĐH Kinh Tế TP.HCM
3 Trần Thị Sang ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQG-HCM
4 Huỳnh Văn Nha ĐH Bách khoa, ĐHQG-HCM

 

TÓM TẮT THÔNG TIN DỰ ÁN

Những đứa trẻ sống với những khiếm khuyết về thể chất, cảm xúc hay trí tuệ là những đối tượng cần nhận được sự quan tâm và giúp đỡ nhiều hơn cả. Các em đang dần nhận được nhiều hơn các nguồn lực hỗ trợ về vật chất, giáo dục, dạy nghề để hòa nhập và phát triển với những bạn bè đồng trang lứa khác. Nhận thấy Sách là một nguồn tri thức có thể đồng hành và hỗ trợ các em tìm thấy sự hiểu biết, tìm thấy những đam mê về những chân trời mới mà các em có thể khám phá và đặt mục tiêu để đạt được. Hơn hết, sách sẽ khơi gợi các tư duy sáng tạo, mở rộng tầm nhìn cho các em. Vì những lí do đó, nhóm đã lên kế hoạch hợp tác với thư viện Cộng đồng 3 Gốc để trao tặng một tủ sách cho các em ở Trường khuyết tật tình thương Mỹ Lâm (Kiên Giang). Giúp các em tiếp cận với những đầu sách mới, lan tỏa tình yêu với sách và những lợi ích sách mang lại. Bên cạnh đó, nhóm sẽ phối hợp với nhà trường tổ chức một buổi hoạt động ngoại khóa vui chơi văn nghệ với các em, cùng các em vui chơi và học tập.
Cuối cùng, nhóm sẽ kêu gọi quyên góp để có kinh phí sửa chữa mái La phông của 11 lớp học tại trường đang bị xuống cấp và gặp nhiều khó khăn khi mùa mưa tới. Với hy vọng mang lại cho các em ở đây một nơi học tập an toàn, thông thoáng, dễ chịu.

DỰ ÁN HÀNH TRÌNH NÂNG CAO NHẬN THỨC VÀ PHÂN LOẠI RÁC – NHÓM SINH VIÊN CẦN THƠ

SINH VIÊN THỰC HIỆN:

1 Hà Huy Lợi Đại học Cần Thơ
2 Trịnh Lan Anh Đại học Cần Thơ
3 Hà Trọng Thắng Đại học Cần Thơ
4 Nguyễn Ngọc Thiên Hương Đại học Cần Thơ
5 Nguyễn Văn Trường Đại học Y Dược Cần Thơ
6 Từ Ngọc Hoa Đại học Y Dược Cần Thơ

 

TÓM TẮT THÔNG TIN DỰ ÁN

Dự án nhằm tạo ra một sự hiểu biết sâu rộng về tác động tiêu cực của rác thải đối với môi trường và sức khỏe con người. Bằng cách tăng cường thông tin và giáo dục cho các bạn học sinh ngay từ khi còn ở ghế nhà trường sẽ nhận thức được vai trò quan trọng của việc phân loại rác và giữ gìn môi trường. Dự án còn nhằm tạo ra một mô hình “Nhà vệ sinh thân thiện”, “Vườn dược liệu” và góc hoạt động ngoại khoá nhằm tuyên truyền và lan rộng dự án đến nhiều đối tượng hơn nữa.

DỰ ÁN Video bài giảng – Giải pháp hỗ trợ học sinh khiếm thị học hòa nhập

SINH VIÊN THỰC HIỆN:

1 Nguyễn Văn Tiếng Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQG-HCM
2 Nguyễn Phát Đạt Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQG-HCM
3 Vũ Đào Mỹ Duyên Đại học Sài Gòn
4 Nguyễn Thị Bích Trâm Đại học Kinh Tế TPHCM
5 Đỗ Phú Vinh Hiển Đại học Bách Khoa TPHCM
6 Ngô Gia Khảm Đại học Bách khoa TPHCM
7 Nguyễn Tường Vi Đại học Kinh Tế TP.HCM

 

TÓM TẮT THÔNG TIN DỰ ÁN

Hiện nay, giáo dục hòa nhập đang được áp dụng ở nước ta nhằm tạo sự bình đẳng giữa học sinh khuyết tật với những học sinh khác trong môi trường giáo dục nói riêng và trong xã hội. Tuy nhiên trong thực tế, việc thực hiện mô hình này phát sinh nhiều vấn đề khó khăn về phương pháp giảng dạy, nguồn nhân lực cũng như là tài liệu học tập dành cho các bạn học sinh khuyết tật, đặc biệt là các em học sinh khiếm thị. Nhằm đáp ứng phần nào những vấn đề cấp thiết này, Dự án “Video Bài giảng – Giải pháp hỗ trợ học sinh khiếm thị học hòa nhập” được thành lập với mục đích hỗ trợ các em học sinh khiếm thị trong việc tự học môn toán. Dự án cung cấp những video bài giảng bám sát chương trình giáo dục Toán phổ thông với nội dung, cách trình bày và giảng dạy phù hợp với nhu cầu của học sinh khiếm thị. Do đó, hệ thống bài giảng vừa là phương tiện hỗ trợ dạy học, vừa là công cụ có thể thay thế SGK bản cứng và tập trung vào đặc trưng tiếp nhận và phát triển của học sinh khiếm thị. Đồng thời, đây cũng nguồn tài liệu hữu ích để phụ huynh và thầy cô phụ trách có thể theo dõi, hỗ trợ quá trình học toán của các em.

DỰ ÁN GÓC KỸ NĂNG – THƯ VIỆN EVG

SINH VIÊN THỰC HIỆN:

1 Nguyễn Như Tâm Anh Đại học Kinh Tế TP.HCM
2 Võ Tuyết Anh Đại học Ngân hàng TpHCM
3 Trần Thị Thanh Dung Đại học Công nghệ Thông tin – ĐHQG TP.HCM
4 Phạm Duy Hải Đại học Y dược Huế
5 Phạm Tuấn Kiệt Đại học Công Nghệ Thông Tin – STU
6 Nguyễn Hữu Nhuận Đại học Bách Khoa TPHCM
7 Phạm Phan Hoàng Nhựt Đại học KHXH&NV – ĐHQG TP.HCM
8 Nguyễn Huỳnh Huệ Trâm Đại học Kinh tế TP.HCM

 

TÓM TẮT THÔNG TIN DỰ ÁN

Dự án được thành lập nhằm đáp ứng nhu cầu học hỏi, mở rộng vốn kiến thức của các em học sinh cấp 1, cấp 2 và cấp 3 về một số vấn đề cần thiết trong cuộc sống theo như mong muốn ban đầu từ phía Thư viện cộng đồng EVG. “Góc Kỹ Năng”, đúng với tên gọi của nó, là một góc nhỏ lan tỏa cho các em những bài học về kỹ năng vô cùng hữu ích qua các lớp giảng dạy hằng tuần, giúp các em củng cố thêm một số kiến thức cho chính mình, đồng thời những kiến thức, kỹ năng mà các em được học cũng có thể là bệ phóng giúp em vững bước hơn trên con đường sắp tới.

DỰ ÁN Khảo sát những khó khăn khi tiếp cận với chương trình giáo dục của nhóm người khiếm thị

SINH VIÊN THỰC HIỆN:

1 Vũ Thị Thanh Huyền Đại học Ngoại Thương
2 Lê Nguyễn Mai Hân ĐH Công nghệ Thông tin, ĐHQG-HCM
3 Trương Thị Tuyết Thương Đại học Tài chính- Marketing
4 Đồng Lê Minh Trường ĐH Bách Khoa – ĐHQG TP.HCM

 

TÓM TẮT THÔNG TIN DỰ ÁN

Dự án tiến hành khảo sát các bạn khiếm thị ở 4 mái ấm, nhằm tìm hiểu các khó khăn còn tồn tại khi tiếp cận các chương trình giáo dục. Qua đó, tìm ra những giải pháp cho các khó khăn đó.

THỰC TẬP TẠI CỘNG ĐỒNG GIÁO DỤC REGGIO EMILIA

SINH VIÊN THỰC HIỆN:

1 Phạm Đoan Trang
2 Hà Phạm Kim Tuyền

 

TÓM TẮT THÔNG TIN DỰ ÁN

Cộng tác viên truyền thông 

THỰC TẬP TẠI Mạng lưới ung thư vú Việt Nam – BCNV

SINH VIÊN THỰC HIỆN:

1 Nguyễn Minh Như Thủy
2 Nguyễn Thị Nguyệt Minh

TÓM TẮT THÔNG TIN DỰ ÁN

Cộng tác viên truyền thông – Tình nguyện viên Thư viện tóc (lễ tân nhận tóc/lọc bưu phẩm/nhập data)

THỰC TẬP TẠI Room to Read

SINH VIÊN THỰC HIỆN:

1 Hà Phương Linh
2 Huỳnh Tấn Bảo Tân

 

TÓM TẮT THÔNG TIN DỰ ÁN

Tình nguyện viên dịch thuật và truyền thông

THỰC TẬP TẠI Doanh nghiệp xã hội Think Playgrounds

SINH VIÊN THỰC HIỆN:

1 Nguyễn Thị Hồng Thắm

 

TÓM TẮT THÔNG TIN DỰ ÁN

Hậu cần/ Truyền thông dự án/ Điều phối tình nguyện viên

THỰC TẬP TẠI Kidspire VIỆT NAM

SINH VIÊN THỰC HIỆN:

1 Hà Thị Phương Anh
2 Huỳnh Thị Phương Thảo
3 Nguyễn Minh Anh
4 Tcheng Như Quân
5 Phan Văn Hoàng

 

TÓM TẮT THÔNG TIN DỰ ÁN

– Đồng hành cùng các em học sinh nữ trong Thách thức Technovation kéo dài 5 tuần để tạo ra sản phẩm ứng dụng có chất lượng
– Hướng dẫn các em hoàn thành ứng dụng thông qua việc học lập trình ứng dụng di động trên MIT App Inventor, nộp dự án trên nền tảng Technovation, hạn nộp dự án: 24/04/2024

THỰC TẬP TẠI Trung tâm Bảo tồn thiên nhiên GaiA

SINH VIÊN THỰC HIỆN:

1 Mật Ngọc Tuyền
2 Phạm Minh Duyên

 

TÓM TẮT THÔNG TIN DỰ ÁN

  • Hướng dẫn các nhóm đối tượng như doanh nghiệp, gia đình, bạn trẻ, học sinh… tham gia các hoạt động thuộc chương trình TRỒNG RỪNG VÀ TRẢI NGHIỆM THIÊN NHIÊN, với mục tiêu bảo tồn thiên nhiên, bảo vệ môi trường cùng Trung tâm Bảo tồn Thiên nhiên Gaia.
  • Hỗ trợ các hoạt động khác như hội thi, buổi giao lưu tại trường học, triển lãm, giới thiệu Gaia tại các Ngày hội, Sự kiện, lan tỏa các chiến dịch truyền thông fanpage, hoặc các sáng kiến khác.

Team Điều phối hoạt động Dự án cộng đồng

SINH VIÊN THỰC HIỆN:

1 Trần Minh Khoa
2 Mật Ngọc Tuyền
3 Cao Thị Bé Vy

 

TÓM TẮT THÔNG TIN DỰ ÁN

Team có trách nhiệm tham gia hỗ trợ các hoạt động của Quỹ trong các chương trình liên quan đến Dự án cộng đồng của năm học 2023 – 2024.